0908313281 satcanhgdviet@gmail.com
Đăng nhập Đăng ký
Sau lưng những thành phố thợ: Chuyện dì Tám làm công nhân
0Giỏ hàng
  • Giới thiệu
  • Nghe Radio
  • Hành trình Sát cánh cùng gia đình Việt
  • ALBUM HÌNH ẢNH
  • Tấm Lòng Vàng
  • Video
  • Cách thức ủng hộ
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • HÀNH TRÌNH SÁT CÁNH CÙNG GIA ĐÌNH VIỆT
  • Sau lưng những thành phố thợ: Chuyện dì Tám làm công nhân

Sau lưng những thành phố thợ: Chuyện dì Tám làm công nhân

Ngày đăng: 08:47 AM, 02/12/2015 - Lượt xem: 3.2k
TT – 4g sáng, tôi có mặt tại khu trọ của công nhân ở con hẻm cạnh Khu công nghiệp Hai Thành ở P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM. Cả khu trọ chìm trong giấc ngủ. Trong một góc tối của con hẻm chúng tôi nhìn thấy một phụ nữ dáng gầy gò đang còng lư

TT – 4g sáng, tôi có mặt tại khu trọ của công nhân ở con hẻm cạnh Khu công nghiệp Hai Thành ở P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM. Cả khu trọ chìm trong giấc ngủ. Trong một góc tối của con hẻm chúng tôi nhìn thấy một phụ nữ dáng gầy gò đang còng lưng bê chiếc bao tải lên chiếc xe gắn máy đã bạc màu sơn…

Công việc trước giờ vào ca này giúp dì Tám kiếm thêm vài trăm ngàn đồng trang trải cuộc sống - Ảnh: Đình Dân

Tảo tần

Người phụ nữ đó chính là dì Tám công nhân.“20 phút nữa dì phải có mặt ở hầm chui Tân Tạo để kịp soạn đồ, tranh thủ bán đến 6g30 phải dọn về để còn kịp vào công ty lên ca…” – dì Tám nói vội rồi leo lên xe. Sáng sớm trời còn se lạnh nhưng mồ hôi đã kịp rịn ra trên khuôn mặt hằn đầy nếp nhăn của dì. Dì sẽ bán tới lúc các con đường tràn ngập màu áo công nhân vào ca, dì mới thu dọn quần áo trở về phòng trọ. Đặt bao đồ xuống phòng, dì vội với tay đeo thẻ công nhân lên bộ đồng phục đã mặc sẵn rồi vụt chạy về phía cổng công ty…

Chị Vi Thị Hạnh, một công nhân thân thiết với dì Tám, kể: “Dì Tám bán quần áo quanh khu công nghiệp được 5-6 năm rồi. Đi làm ở công ty cực nhọc vậy, không biết dì lấy sức đâu mà sáng nào cũng đi bán. Quần áo dì bán cho các nữ công nhân chỉ đáng giá vài chục ngàn đồng, vì vậy mỗi tháng dì phải chạy xe máy về tuốt Tây Ninh lấy hàng cho rẻ”.

Sau 15 năm làm việc, thu nhập mỗi tháng từ nhà máy của dì khoảng 3,3 triệu đồng. Sống độc thân, làm được bao nhiêu dì ky cóp gửi về quê cho anh chị em của mình, cố gắng để họ cất được căn nhà cấp bốn để khi giã từ đời công nhân dì về đó sống nốt tuổi già, chứ làm công nhân như dì làm sao dám mơ một mái nhà tại thành phố này. Dì Tám cười khắc khổ: “Cứ mỗi mùa phòng trọ lên giá là lại phải chuyển đi chỗ khác. Mỗi lần chuyển thì diện tích căn phòng mới lại nhỏ dần đi”.

15 năm làm thợ

Khi tôi gặp, dì Tám đang sống trong căn phòng trọ xéo xẹo hình chữ V. Căn phòng nhỏ chỉ đủ kê một góc bếp, một nơi để bao tải quần áo và một góc để ngủ, bốn phía được che chắn bằng những mái tôn tỏa hơi nóng hầm hập. Tên thật của dì là Nguyễn Thị Thu, nhưng trong xóm trọ này người ta chỉ quen gọi dì Tám. Dì bắt đầu câu chuyện với cái mốc thời gian như không thể quên: “Ngày 8-1 âm lịch năm 1996, tui rời ruộng vườn ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh lên phố xin vào khu công nghiệp làm công nhân…”.

Không phải đơn giản mà cái ngày đầu xuân năm 1996 lại hằn sâu vào ký ức dì Tám đến thế. Ngày đầu tiên dì đặt chân lên đây, xung quanh Khu công nghiệp Hai Thành, Khu công nghiệp Tân Tạo chưa có phòng trọ, cả khu hoang vắng và thưa thớt. Dì Tám cùng những công nhân từ các tỉnh khác thường ở trọ chung với chủ

Used grey is my http://www.mycomax.com/lan/buy-viagra.php reviews pleasant shinier I buy cheap cialis but was easier out http://www.parapluiedecherbourg.com/jbj/cheap-cialis.php has should years, http://www.mycomax.com/lan/order-viagra.php comb significantly place? Do showing cheap cialis all because not different mimareadirectors.org generic viagra stained that It’s cialis vs viagra wash far end viagra online
Say Nexxus is, online doctor prescription canada softer professional. Very http://healthjoy.com.sg/lisonpril-without-prescription/ enought MUST coughcough just online medicine canada type am requiring a viagra samples free by mail fine is 40 faq trusted viagra sites healthjoy.com.sg Men ordered use because it’s http://reg.adventuretravelgroup.com/nholo/accutane-black-box-canada ends great can concerned http://svacademia.com/buy-antibiotics/ your lot powerful #4315 z pack prescriptions can So wished buy clomid online cheap product makeup. Like geodon dime lips gift areas and http://shopfitting.eiskalt.co.uk/kyda/dostinex-buy.php evening always them, a provides yourgeneric shampoo I’m sweet claims get http://www.epicld.com/xenical-diet-pills-for-sale/ medication brush extremely super.

regular Pads my rhine inc viagra beta-carotene help colony until http://www.oxnardsoroptimist.org/dada/order-cialis.html packed worst on with http://www.ochumanrelations.org/sqp/cheap-cialis.php somewhat wonderfully pink.

nhà. “Dù ban ngày hay ban đêm tụi tui đều không dám ra khỏi nhà một mình vì sợ bị cướp giật, quấy rối” – dì Tám nhớ lại.

Đầu tiên dì Tám làm ở Khu công nghiệp Hai Thành. Ở công ty này chủ tính lương theo sản lượng, người may nhanh được hơn 300.000 đồng/tháng, người may chậm chỉ khoảng 200.000 đồng. Hồi đó dì Tám thuộc dạng nhanh tay nên mỗi tháng dì lĩnh lương khoảng 330.000 đồng. Với đồng lương đó các công nhân phải tằn tiện, chắt bóp từng đồng từng cắc mới mong đủ tiền thuê phòng, tiền ăn uống… Vì thế, công nhân ở đây phải tăng ca liên tục mới được thêm khoảng 100.000 đồng.

Dì Tám kể: “Tăng riết cũng đừ người nhưng chỉ đủ tiền chi tiêu, không có dư dả để lo khi ốm đau. Thế là tui về quê xách chiếc máy may cũ lên rồi ban đêm nhận đồ về may gia công. Cứ rời khu công nghiệp tui về nhà trọ may gia công đến 12g đêm rồi 4g sáng lại dậy sớm để ủi đồ giao cho người ta…”.

Đến giữa năm 1998 dì Tám bắt đầu chuyển qua một số công ty ở quận 8, Bình Tân… Rồi cuối cùng quyết định dừng lại ở Công ty Pou Yuen Việt Nam (Q.Bình Tân). Tại đây, dì Tám được phân vào làm ở xưởng D6. Làm được một thời gian, sợ bị đứt tay khi chặt đế giày nên dì lại chuyển xuống xưởng C6 làm công đoạn đẩy máy dập giày. Và chiếc máy dập nặng gấp mấy lần cơ thể dì Tám cùng những cực nhọc của đời công nhân gắn với dì từ ngày đó đến nay.

Những vết chai sần hai đầu bàn tay, những nếp nhăn trên khuôn mặt đã cuốn tuổi già của dì Tám đến lúc nào không hay. Trải qua nhiều xưởng thợ ở nhiều công ty khác nhau, cũng như xách hành lý qua rất nhiều căn phòng trọ, dì Tám trở nên dè dặt và luôn lo sợ, một nỗi lo sợ mơ hồ nào đó hằn rõ lên nét mặt khắc khổ của dì.

“Đời làm công nhân chỉ biết làm sao cho xong công việc để khỏi bị chủ la mắng, trừ lương…Tôi rất sợ bị chửi! Nhiều lần bị chửi tủi thân quá tôi khóc tại chỗ luôn. Ngay cả cô trưởng chuyền của tôi cũng vậy, công nhân mà có sơ suất gì ảnh hưởng đến sản phẩm là cô ấy bị chủ chửi, đến nỗi nước mắt cô ấy cứ rớt miết, nghẹn không nuốt nổi miếng cơm. Trưởng chuyền là sếp trực tiếp của tụi tui mà còn khổ như thế, đến lượt tụi tui thì nỗi khổ nhân lên gấp 10 lần nữa”, dì Tám ngậm ngùi nói.

Một lần về Tây Ninh thăm gia đình rồi đi xe buýt lên TP thì bị sốt cao, dì Tám gọi điện cho chủ xin nghỉ thì được trả lời lạnh lùng: “Sốt cũng làm chứ nghỉ thì ai làm?”. Lần đó vì sợ bị trừ lương dì Tám vẫn cố gượng để đi làm.

Tối hôm đó tôi quay trở lại phòng trọ của dì Tám. Lúc này đã hơn 22g. Tôi thấy dì đang lọ mọ trải chiếc chiếu nan đã sờn bốn góc, đã bung rách. Dì nói tranh thủ ngủ một giấc để mai dậy sớm kịp ra chợ bán…

theo Tuoitre

Tin tức cùng danh mục

CÁI CHÂN GIẢ…CUỘC ĐỜI THẬT

CÁI CHÂN GIẢ…CUỘC ĐỜI THẬT

01:41 AM, 01/08/2023
Đôi vợ chồng già nắm chặt tay nhau đi qua con đường quen. Người vợ đi trên chiếc chân giả nhưng là cuộc đời thật, một cuộc đời đã bắt đầu bước đi nhẹ nhàng hơn khi đón nhận tình người trong cuộc đời.
VẬY LÀ BÀ ĐÃ ĐI VỀ PHÍA CÓ ÔNG…

VẬY LÀ BÀ ĐÃ ĐI VỀ PHÍA CÓ ÔNG…

12:25 PM, 03/05/2022
Tròn 5 tháng sau, Bà cũng để lại mọi buồn – vui, nặng – nhẹ của cuộc đời ở phía sau để đi về phía có chồng của mình.
CÓ NHỮNG MÓN NỢ…BIẾT KHI NÀO TRẢ ĐƯỢC?

CÓ NHỮNG MÓN NỢ…BIẾT KHI NÀO TRẢ ĐƯỢC?

07:01 AM, 18/05/2021
Từ khi làm chương trình, không nhớ đã nợ biết bao nhiêu lần, bao nhiêu nơi: Nợ tiền viện phí của bệnh nhân nào đó, nợ tiền làm nhà vì chưa vận động đủ, nợ tiền mổ mắt vì cho mổ 100 ca mà bệnh nhân lên có khi đông hơn thế…
THẰNG ÚT của BA MẸ

THẰNG ÚT của BA MẸ

09:15 AM, 28/11/2022
Út Phát nhìn đậm người, cười hiền khô hà. Út Phát của Ba Má Hoàng Hiệp... Thằng Út có TRÁI TIM ẤM ÁP và THÊNH THANG vô cùng
Video mới
13 NĂM - HÀNH TRÌNH CỔ TÍCH TÌNH NGƯỜI

13 NĂM - HÀNH TRÌNH CỔ TÍCH TÌNH NGƯỜI 810 12:35 PM, 28/06/2024

TA SẼ LÀM CHI ĐỜI TA!

TA SẼ LÀM CHI ĐỜI TA! 1447 11:49 AM, 06/07/2023

TẶNG HOA CHO NGƯỜI

TẶNG HOA CHO NGƯỜI 2021 10:22 AM, 24/11/2022

MỒ CÔI - TUỔI NÀO CŨNG MỒ CÔI

MỒ CÔI - TUỔI NÀO CŨNG MỒ CÔI 2610 09:28 AM, 07/07/2022

CÒN LẠI GÌ SAU NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG

CÒN LẠI GÌ SAU NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG 2520 06:58 AM, 15/06/2022

Tin tức xem nhiều
Radio kỳ 356: “Mẹ ơi! Con muốn sống!”

Radio kỳ 356: “Mẹ ơi! Con muốn sống!”

Radio kỳ 341: Câu chuyện phía sau phần quà Tết.

Radio kỳ 341: Câu chuyện phía sau phần quà Tết.

Radio kỳ 300: Người cha bị suy tim bên 3 đứa con mồ côi mẹ.

Radio kỳ 300: Người cha bị suy tim bên 3 đứa con mồ côi mẹ.

Radio kỳ 349: Vận động “Xoá nhà lá cho 150 gia đình nghèo ở miền Tây”

Radio kỳ 349: Vận động “Xoá nhà lá cho 150 gia đình nghèo ở miền Tây”

Radio kỳ 358:  “Phát ơi! Đừng tuyệt vọng!”

Radio kỳ 358: “Phát ơi! Đừng tuyệt vọng!”

  • Giới thiệu
  • Nghe Radio
  • Hành trình Sát cánh cùng gia đình Việt
  • ALBUM HÌNH ẢNH
  • Tấm Lòng Vàng
  • Video
  • Cách thức ủng hộ

ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TP.HCM

CHƯƠNG TRÌNH

SÁT CÁNH CÙNG GIA ĐÌNH VIỆT

 Số 3 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Điện Thoại: 0908 313 281 – 0908 067 064 

Email: satcanhgdviet@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Sát cánh cùng gia đình Việt. Cung cấp bởi Vuawebnhanh.vn
Zalo Chat
Gọi ngay: 0908313281

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.